Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về sản xuất kinh doanh rượu có hiệu lực từ ngày 14-9-2017 được ban hành để thay thế cho Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu.
Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ra đời ngoài việc kế thừa các nội dung cơ bản của nghị định số 94/2012/NĐ-CP đã có bổ sung một số điểm mới đáng lưu ý sau.
Nghị định cũng quy định các hành vi kinh doanh rượu mà nghị định không điều chỉnh như quy định tại khoản 2, điều 1, Nghị định này
Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ra đời ngoài việc kế thừa các nội dung cơ bản của nghị định số 94/2012/NĐ-CP đã có bổ sung một số điểm mới đáng lưu ý sau.
Phạm vi điều chỉnh được cụ thế hóa
Ngay từ tên gọi của nghị định đã thấy sự khác biệt của Nghị đinh 105/2017/NĐ-CP khi ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh đã được cụ thể hóa. Theo đó, hoạt động kinh doanh rượu đã được khái quát hóa, bao gồm cả hoạt động sản xuất rượu, buôn bán, phân phối rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Nghị định này cũng đã nêu cụ thể hơn các ngành nghề mà pháp luật điều chỉnh để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về đối tượng mà mình sẽ được kinh doanh
Nghị định cũng quy định các hành vi kinh doanh rượu mà nghị định không điều chỉnh như quy định tại khoản 2, điều 1, Nghị định này
Nguyên tắc quản lý rượu
Quy định kinh doanh rượu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải thuộc danh mục quy định của pháp luật về các loại hàng hóa có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật
Nếu như nghị định 94/2012/NĐ-CP chỉ quy định nguyên tắc kinh doanh rượu khá chung chung, chỉ nói hoạt động kinh doanh phải có giấy phép, chịu sự quản lý của Nhà nước nên sẽ không thể biết được chủ thể nào có thẩm quyền đối với từng lĩnh vực kinh doanh.
Đến nghị định 105/2017/NĐ-CP đã quy định mỗi lĩnh vực của kinh doanh rượu đều sẽ có một chủ thể trực tiếp quản lý khác nhau như việc sản xuất rượu thủ công để bán cho Doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã
Quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm
Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã bổ sung thêm các mục về chất lượng sản phẩm. Quy định rằng nếu rượu có quy chuẩn kỹ thuật thì phải được công bố hợp quy và đăng kỹ bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Trong trường hợp rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm và cũng phải đăng ký bản quy chuẩn phù hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã đề ca vấn đề an toàn thực phẩm và nguồn gốc sản phẩm nên việc ghi tem và ghi nhãn hàng hóa đã được đưa vào. Rượu sản xuất trong nước và rượu để nhập khẩu đều phải ghi tên rõ ràng, trừ loại rượu sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại
Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu.
Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã nêu ra các hành vi bị pháp luật cấm trong lĩnh vực kinh doanh rượu. Tất cả các hành vi được quy định tại điều 7 của nghị định này yêu cầu các doanh nghiêp không được vi phạm. Ví dụ, cơ sở kinh doanh không được kinh doanh rượu không có giấy phép, bán rượu cho người dưới 18 tuổi và một số hành vi khác...
Kết luận
Trên đây là một số đánh giá khái quát về các điểm mới của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP, các quy định cụ thể hơn mời các bạn tìm đọc nghị định trên để có cái nhìn toàn thể nhất. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn hoàn toàn có thể tìm đến Công ty Luật Việt Tín số 16 ngõ 121 Thái Hà để được tư vấn rõ hơn. Chúc các bạn thành công!
Nhận xét
Đăng nhận xét